Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này, việc ăn uống của trẻ đã gần giống như người lớn, trẻ đã có thể tham gia cả 3 bữa ăn chính cùng gia đình và ít nhất là 2 bữa phụ khác.Bữa ăn của trẻ cần được đảm bảo 4 nhóm thực phẩm gồm chất đạm; chất béo; tinh bột; vitamin và khoáng chất.
Thức ăn tinh bột:
Có mặt trong 3 bữa chính và một số bữa phụ của bé: gồm cơm, khoai tây, khoai lang, mì và những thức ăn từ tinh bột như bánh mì, bánh ngọt….
Hoa quả và rau xanh: trong thức ăn hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau xanh còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza vì vậy cần ít nhất một phần rau xanh trong bữa ăn của bé. Hoa quả thì có thể cho bé ăn thường xuyên hơn.
Thức ăn giàu protein và chất sắt: có mặt trong ít nhất 2 bữa chính của bé gồm thịt, cá, trứng, các loại hạt.
Sữa, sữa chua và phô mai: có thể cho bé ăn 3 loại này thành 3 phần trong ngày. Thực phẩm chứa sữa giàu caxi tốt cho xương của trẻ. Cũng có thể cho các trẻ uống thêm sữa nhưng không quá 350ml/ngày. Uống nhiều sẽ khiến trẻ bị no, giảm cảm giác thích thú khi ăn.
Đồ uống: đối với trẻ ở độ tuổi mầm non có thể uống tới 6 ly nước/ngày (nước lọc và nước hoa quả). Trẻ ở tuổi mẫu giáo cần nhiều chất lỏng hơn vào những ngày trời nóng, nhất là khi trẻ nô đùa, dễ bị mất nước nhanh. Sữa và nước lọc là hai đồ uống quan trọng giữa những bữa chính.
Phụ huynh cũng nên cẩn thận với nước hoa quả vì axit trong hoa quả có thể phá hủy men răng, nếu bé uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, cần pha loãng và cho trẻ uống ở mức vừa phải.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, mong rằng bài viết có thể giúp các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn.
Mở cửa để không khí thông thoáng, nhất là những lúc trời nắng, để ánh nắng mặt trời có thể vào trong phòng. Môi trường ánh nắng cao có thể hạn chế sự lây lan, phát triển của virus, vi khuẩn.
- Duy trì chặt chẽ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ khoáng chất, vitamin, tăng sức đề kháng.
- Cần thiết phải vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ tại nhà hay những vị trí như tay nắm cửa, bề mặt kính, mặt bàn, cầu thang, điện thoại,…bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Do thời tiết miền Bắc đang trong mùa đông xuân, khá lạnh và thay đổi thất thường, phụ huynh cũng cần giữ cho trẻ đủ ấm, hạn chế cho các bé ra ngoài vào sáng sớm hay ban đêm và hướng dẫn trẻ biết cách súc miệng bằng nước muối ấm
- Tránh đưa trẻ tới nơi đông người.
- Hạn chế các hành động ôm ấp, hôn trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc vời người lạ.
* Rửa tay thường xuyên
Tay là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều nơi rồi lại dùng để chạm lên mặt, cầm nắm thức ăn, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm đến việc làm sạch tay vô cùng quan trọng để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp và nhất là đang trong thời kỳ kiến dịch bệnh chúng ta càng phải cung cấp cho trẻ kiến thức về rửa tay đúng cách để phòng chống dịch bệnh.
Hãy giáo dục trẻ luôn ghi nhớ việc rửa tay thường xuyên:
Rửa tay trước và sau khi chạm hoặc ăn thức ăn.
Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Sau khi ở bên ngoài về nhà, sau khi đi xe đạp, chơi trên cát…
Sau khi dọn dẹp nhà cửa
Sau khi làm sạch mũi, hắt hơi hoặc ho
Sau khi chơi cùng vật nuôi, côn trùng
Sau khi đến thăm một người bạn hoặc người thân bị bệnh hoặc trở về từ bệnh viện
Hướng dẫn con bạn không bao giờ đưa tay bẩn vào miệng, cắn móng tay hoặc lau mặt hoặc mắt bằng bàn tay bẩn thỉu.
Bố mẹ cũng nên kiểm tra móng tay của con và cắt chúng thường xuyên, vì bùn và bụi bẩn có thể đọng lại dưới móng và lây nhiễm.