Tránh kết bạn, nói chuyện trực tuyến với người lạ
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, mạng Internet càng hiện đại càng tiềm ẩn nhiều mối nguy nên bố mẹ hãy khéo léo dạy trẻ dùng mạng xã hội, cần thiết thay vì cấm đoán con. Bố mẹ hãy cảnh báo cho con rằng người xấu có thể tìm thấy con thông qua các thông tin cá nhân mà con cung cấp lên mạng. Có nhiều trường hợp bị lừa đảo, bị bắt cóc hoặc lạm dụng tình dục.
Không nói chuyện và luôn giữ khoảng cách với người lạ
Dạy trẻ không nói chuyện và luôn giữ khoảng cách với người lạ là một kỹ năng sống cực kỳ quan trọng để giúp trẻ an toàn khi đối mặt với các tình huống không mong muốn. Bố mẹ phải giải thích cho con biết được rằng khi con tiếp xúc với người lạ quá lâu có thể gặp các nguy cơ chẳng hạn như nguy cơ bị lừa đảo, bị bắt cóc hoặc lạm dụng tình dục. Khi con cảm thấy không an toàn hãy chạy ngay đến chỗ đông người và không được đứng nói chuyện với người lạ quá một phút.
La/hét thật lớn khi có người lạ lôi kéo hoặc có ý định xấu
Bố mẹ hãy dạy trẻ cách nói “lớn” khi có người lạ lôi kéo hoặc có ý định xấu với mình, thậm chí con có thể dùng hành động “cào, cắn, cấu, đá” để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh càng nhiều càng tốt. Hãy khuyến khích trẻ nói một cách rõ ràng, quyết định và không sợ hãi. Trẻ có thể nói những câu như “xin lỗi, cháu không quen bác; xin lỗi cháu phải tiếp tục chơi với bạn”. Bố mẹ có thể tập luyện tình huống thực tế với con luôn để con hình dung ra dễ nhất, ví dụ: bố mẹ đóng giả làm người lạ và lôi kéo con, con cần phải nói câu như thế nào, hét và hành động như thế
Luôn ghi nhớ hoặc lưu SĐT của bố mẹ mang theo người
Để giúp con tự bảo vệ chính mình và tránh tình trạng đi lạc, mất tích; ba mẹ hãy ghi số điện thoại của mình lên cặp của con. Kỹ càng hơn bố mẹ nên cho con học thuộc số điện thoại của mình và hỏi con số điện thoại liên tục để con luôn ghi nhớ trong đầu. Việc ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ là rất quan trọng để con có thể liên hệ cho gia đình lúc cần thiết. Bố mẹ phải đảm bảo rằng con hiểu được tầm quan trọng của việc này.
Không đi theo người lạ
Đây là kỹ năng sống khi gặp người lạ đầu tiên trẻ cần học và hình thành thói quen! Bố mẹ cần phải nói cho con biết không phải tất cả mọi người đều là người tốt và đáng tin cậy, và việc không đi theo người lạ là để con tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm tiềm ẩn. Kể cả người đó có tự xưng là người quen, đồng nghiệp, người thân của bố mẹ, con cũng không được đồng ý đi theo. Con phải từ chối nhanh chóng và dứt khoát sau đó chạy lại chỗ đông người. Trong trường hợp người lạ vẫn cố tình đi theo con thì con phải tìm người đáng tin cậy ngay lập tức để nhờ sự giúp đỡ như: chú công an giao thông, bác bảo vệ, chú lính cứu hỏa,…
Học cách nhận biết những người có thể nhờ cậy giúp đỡ
Bố mẹ không thể lúc nào cũng giám sát, bên cạnh con 24/24, bởi vậy bố mẹ cần dạy con kỹ năng nhận biết được người lạ nào có thể nhờ cậy giúp đỡ khi gặp tình huống khó. Cảnh sát và lính cứu hỏa là ví dụ điển hình về người tốt và cũng là hình mẫu lý tưởng của bọn trẻ. Ngoài ra trẻ có thể tin tưởng thầy cô giáo, hiệu trưởng, bảo vệ,… nhưng quan trọng con nên nhờ sự giúp đỡ ở chốn đông người. Kỹ năng này có thể hơi khó khăn một chút đối với các em nhỏ, bố mẹ có thể giúp con nhận ra những người lạ có thể giúp đỡ mình bằng cách chỉ cho con thấy khi đi cùng nhau.
Tránh cho người lạ biết con trẻ đang ở một mình và không có người lớn đi kèm
Để bảo vệ an toàn cho con, bố mẹ hãy lưu ý không nên để cho người lạ biết con trẻ đang ở một mình và không có người lớn đi kèm. Việc này có thể tạo ra rủi ro và mối nguy hiểm đe dọa cho con của mình. Những nguy hiểm này có thể bao gồm tai nạn, bị lạm dụng, hay bị xâm hại bởi những người lạ. Vì vậy bố mẹ có thể sử dụng những cách sau:
- Không để trẻ ở nhà một mình: Áp dụng khi cha mẹ chưa dạy trẻ an toàn khi ở nhà. Bố mẹ hãy sắp xếp để có người lớn ở nhà cùng với con trẻ, hoặc đưa con trẻ đến một nơi có người lớn chăm sóc, chẳng hạn như trung tâm chăm sóc trẻ em hoặc trường học.
- Khi trẻ ra ngoài nhờ người quen đi cùng: Nếu bố mẹ bận việc có thể nhờ hàng xóm, bạn bè, người thân đưa trẻ ra ngoài đi chơi, đi học.
- Đảm bảo an toàn khi con ở nhà: Nếu không thể có người lớn ở nhà, bố mẹ phải đảm bảo rằng nhà được khoá cửa kỹ, có camera giám sát và con có thiết bị di động để liên hệ với bố mẹ khi có trường hợp khẩn cấp.
-
rên đây là một số chia sẻ về kỹ năng sống khi gặp người lạ cho con trẻ. Mong giúp đỡ được bố mẹ hiểu được tầm quan trọng về việc trang bị kỹ năng sống cho con và dạy con theo phương pháp hiệu quả nhất.
Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cho con tham gia khóa học DreamUP của trường đào tạo kỹ năng sống UPO, nội dung được truyền đạt trong thời lượng 1 ngày vào Chủ Nhật hàng tuần. Không làm ảnh hưởng đến thời khóa biểu đi học của con mà còn trang bị những kỹ năng sống ở trẻ em về tư duy tự thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy,.. Được tiếp cận với những phương pháp đào tạo hiện đại, trực quan và thực tế sẽ giúp con có những THAY ĐỔI TÍCH CỰC, “làm chủ” cuộc đời và thêm yêu thương cuộc sống.
Một số giải pháp khác giúp bố mẹ yên tâm hơn với con
Sử dụng các thiết bị định vị trẻ (đồng hồ định vị, định vị điện thoại)
Bố mẹ có thể sắm cho con thiết bị định vị như đồng hồ, điện thoại để đảm bảo rằng bố mẹ luôn biết con ở đâu và đến được kịp thời khi nhận được cảnh báo khi con đi lạc, gặp tình huống nguy hiểm.
Hạn chế tiết lộ thông tin cá nhân của trẻ lên MXH
Thông tin cá nhân của con là thứ vô cùng quan trọng bố mẹ không được đăng lên mạng hoặc cung cấp cho người lạ biết. Điều này sẽ khiến cho những người có ý đồ xấu tìm đến con và thực hiện những hành vi không đúng.